Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Gạch không nung: Nút thắt đã gỡ, lối mở khó vào


Gạch không nung: Nút thắt đã gỡ, lối mở khó vào
Ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, Bộ Xây dựng đã ban hành tiêu chuẩn, định mức cho gạch không nung.

Các loại gạch bê tông khí chưng áp (AAC) và gạch xi măng cốt liệu có thể đưa vào trong thiết kế, tính dự toán cho công trình. Như vậy, nút thắt trong hành lang pháp lý đối với vật liệu xây dựng (VLXD) này đã được Bộ Xây dựng tháo gỡ. Mặc dù vậy, thị trường gạch không nung nói chung vẫn gặp khó.
Đến thời điểm này, thị trường xây dựng tiếp tục trầm lắng, cửa vào cho gạch không nung đã mở nhưng lượng tiêu thụ vẫn đạt thấp. Lượng công trình mới được khởi công không nhiều, công trình đang xây dựng thì giãn hoặc dừng thi công, VLXD không nung chủ yếu được tiêu thụ trong khối dân sinh. Thị trường phía Nam tiêu thụ tốt hơn so với phía Bắc và miền Trung. Tại thị trường phía Nam, có 3 đơn vị sản xuất gạch AAC là CTCP Vương Hải (V-block), CTCP Gạch khối Tân Kỷ Nguyên (E-Block) và CTCP Vĩnh Đức Sài Gòn (BTONG) với công suất cho mỗi dây chuyền là 100.000 m3/năm. Trong lúc tiêu thụ gặp khó thì E-block và V-block là thương hiệu quen thuộc vẫn bán được hàng với thị phần ngày càng tăng trong khối dân sinh nhưng “bán 100 công trình nhà dân mới bằng một khối chung cư”, đại diện Vương Hải chia sẻ. Tương tự, thị trường phía Bắc là sự điểm danh của các thương hiệu Viglacera, An Thái, Khang Minh… chưa có số liệu thống kê đầy đủ nhưng theo phản hồi từ các DN sản xuất VLXD không nung thì 2 tháng đầu năm nay, lượng tiêu thụ chỉ đạt 70 - 80% so với cùng kỳ.

Hiện tổng công suất thiết kế của gạch AAC là 1,5 triệu m3/năm, gạch bê tông bọt là 0,2 triệu m3/năm và bê tông cốt liệu 30 - 40 triệu viên/năm, hàng trăm cơ sở sản xuất gạch bê tông cốt liệu nhỏ lẻ khác đưa tổng công suất vật liệu không nung lên 4,3 tỷ viên. Đó là chưa kể 13 nhà máy bê tông khí chưng áp với tổng công suất 2,3 triệu m3 đang được đầu tư xây dựng, dự kiến sẽ đi vào sản xuất trong năm 2012. Nhưng sau 2 năm đưa ra thị trường, thị phần của gạch không nung chỉ chiếm từ 5 - 7%, tương đương chưa đến 30% công suất thiết kế. Trong khi đó, mỗi năm, nước ta tiêu thụ khoảng 20 tỷ viên gạch.

Điều mà tất cả các nhà sản xuất VLXD không nung và đặc biệt là gạch AAC lo ngại là dù đã có định mức xây dựng, nhưng Nhà nước chưa có chế tài cụ thể đối với những loại công trình phải dùng vật liệu thân thiện môi trường. Vì thế, các công trình áp dụng theo tiêu chuẩn này chủ yếu thuộc các dự án vốn đầu tư nước ngoài, còn các công trình vốn ngân sách nhà nước chưa sử dụng nhiều. Chưa kể đến việc một số địa phương còn chưa hề quan tâm đến gạch không nung, trong khi các lò gạch thủ công ngày đêm vẫn nghi ngút khói mà Thọ Xuân, Thanh Hoá là một ví dụ. Hơn nữa, việc đầu tư ồ ạt các nhà máy sản xuất VLXD không nung cũng là vấn đề cần xem xét khi thị phần của loại gạch này vẫn còn rất thấp. Các nhà máy sản xuất gạch ACC tiêu thụ chỉ mới đạt nhiều nhất là 50% công suất hiện tại. Tình hình xây dựng trong năm 2012 cho thấy, chưa có kỳ vọng cho việc “đột biến” trong tiêu thụ. Nếu các nhà máy gạch AAC mới được khánh thành theo dự kiến thì gánh nặng lên các nhà sản xuất VLXD không nung là không nhỏ.

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

Trấu 'sốt' giá, lò gạch hoạt động cầm chừng

 Nhiều lò gạch tại Đồng Tháp, Vĩnh Long đang hoạt động cầm chừng do giá trấu được dùng làm chất đốt tăng cao, dù ĐBSCL đang vào mùa thu hoạch rộ lúa đông xuân.
Nếu giá một ghe trấu 10 tấn được bán hoảng 2 triệu đồng vào thời điểm cuối năm ngoái, thì hiện tại tăng lên đến 9 triệu đồng. Giá trấu bỗng tăng gần gấp 5 lần khiến chi phí nhiên liệu đầu vào cho một lò gạch từ 6 triệu đồng tăng lên 30 triệu đồng. Tuy nhiên, giá gạch ống chỉ tăng từ 800 đồng viên lên 1.100 đồng/viên. Nguyên nhân giá trấu tăng cao trong thời gian gần đây là do sản lượng gạo xuất khẩu chưa nhiều nên số lượng trấu ở các nhà máy xay xát ít. Ngoài ra, sản xuất củi trấu đang phát triển nên trấu dùng để đốt gạch không đủ cầu.

Nhiều lò gạch phải hoạt động cầm chừng vì các nhà máy xay xát ít hoạt động, giá trấu tăng đột biến. Ảnh: T.Dân.

Ông Nguyễn Minh Tân, chủ cơ sở sản xuất gạch Minh Tân (xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, Vĩnh Long), tính toán: giá trấu lên dữ quá, gạch sống phải ngưng lại không dám đốt lò. Khó khăn là công nhân không có việc làm, còn muốn tạo việc làm phải đốt lò mà đốt lò trong thời điểm này thì cứ đốt lò là lỗ nặng. Cơ sở này có 6 miệng lò nhưng hiện giờ chỉ có 2 lò hoạt động, 4 lò còn lại đã tạm ngưng. Hiện còn hơn 300.000 viên gạch sống chưa dám đưa vào lò nung vì giá trấu tăng cao. Tỉnh Vĩnh Long hiện có trên 2.000 lò gạch, tập trung ở 2 huyện Mang Thít và Long Hồ. Với cấu tạo của những lò gạch thủ công thì ngoài trấu ra vẫn chưa có loại nguyên liệu nào thay thế hiệu quả để làm chất đốt cho lò gạch.

Trong khi đó, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) có 68 cơ sở sản xuất gạch ngói với gần 300 miệng lò, trong tháng qua đã có 15 cơ sở tạm ngưng sản xuất, hàng chục cơ sở hoạt động dưới 50% công suất. Theo ông Huỳnh Văn Tư, chủ cơ sở sản xuất gạch ngói Thuận Phát (xã An Hiệp, huyện Châu Thành), thường lệ, khi sử dụng gần hết trấu trong kho dự trữ thì tiếp tục mua trấu thêm. Song, năm nay giá trấu tăng đột biến nên gây khó khăn cho việc sản xuất, giá nguyên liệu đầu vào tăng nhưng giá đầu ra của sản phẩm không tăng, vậy nên cơ sở chỉ sản xuất cầm chừng. Theo những chủ cơ sở sản xuất gạch, giá trấu có thể sẽ tăng trong thời gian tới do những cơ sở làm củi trấu cũng đang tranh thủ thu mua. Việc sớm chuyển đổi công nghệ đốt lò là vấn đề đang được các cơ sở quan tâm, để khắc phục tình trạng giá nhiên liệu tăng cao và hạn chế ô nhiễm môi trường hiện nay.

Gạch không nung nhìn lại

nhamay (5)
Là ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều nhiên liệu phụ trợ và có ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng tại Việt Nam cần phải có chiến lược tổng thể, dài hạn để tiết kiệm năng lượng cũng như bảo vệ môi trường.
Thay thế dần bằng vật liệu không nung
Theo một báo cáo gần đây, cả nước trung bình tiêu thụ mỗi năm hơn 20 tỷ viên gạch cho các công trình xây dựng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới lượng đất sét, diện tích đất nông nghiệp cũng như các nhiên liệu phụ trợ như than, củi, điện… và đặc biệt là mối nguy hại tới môi trường. Với mức tiêu thụ này, tính ra hàng năm nước ta sẽ tiêu tốn khoảng 600 triệu m3 đất xét tương đương với 30 nghìn ha đất canh tác. Dự kiến tới năm 2020, Việt Nam sẽ cần khoảng 42 tỷ viên gạch để phục vụ cho nhu cầu xây dựng.
Do đó, ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cần phải tiến tới sản xuất sạch, tức là hướng từ vật liệu nung sang vật liệu không nung. Trong đó gạch xi măng cốt liệu là sản phẩm được nhiều doanh nghiệp hướng tới.
Đa số các doanh nghiệp sản xuất gạch đều chuyển sang dùng công nghệ Tuynel hoặc
Hoffman (Ảnh: VT)
Theo đánh giá của các chuyên gia, mỗi năm doanh nghiệp sản xuất gạch không nung sẽ giúp giảm khoảng 30 ngàn tấn C02 thải ra môi trường. Ngoài việc bảo vệ được tài nguyên môi trường còn có lợi ích cao, tận dụng được tài nguyên sẵn có mà không phải phụ thuộc vào giá than.
Với nhiều ưu điểm như cách âm, cách nhiệt tốt hơn và cường độ chịu lực nén cao. Hiện nay các chủ đầu tư công trình thường lựa chọn gạch xi măng cốt liệu thay cho gạch nung truyền thống vì các tính năng của chúng. Ngoài đảm bảo chất lượng, đảm bảo môi trường, loại gạch này thường có sẵn quy chuẩn riêng nên thuận lợi hơn trong việc thi công.
Ông Đặng Việt Lê, Chủ tịch HĐQT Công ty gạch Khang Minh, một doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung cấp gạch xi măng cốt liệu cho biết: “Mỗi năm nhà máy sản xuất hơn 70 triệu viên gạch để cung cấp cho thị trường. Ngoài việc kinh doanh vì lợi nhuận ra thì khi sản xuất loại gạch này doanh nghiệp chúng tôi cũng phải nghĩ tới yếu tố môi trường.”
Cũng theo ông Lê, xét về giá cả, gạch xi măng cốt liệu rẻ hơn gạch truyền thống khoảng 20% và đặc biệt dây chuyền sản xuất không khói bụi, không chất thải và giúp bảo vệ tài nguyên đất. Trên thế giới việc sử dụng vật liệu xây dựng không nung đã được thực hiện từ cách đây hàng chục năm.
Trong ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, xi măng cũng là một trong những ngành quan trọng và được hình thành sớm ở nước ta. Hiện nay cả nước có khoảng 90 đơn vị sản xuất trong cả nước, tập trung chủ yếu ở miền Bắc nơi có nguồn nhiên liệu đầu vào lớn. Tuy nhiên trình độ công nghệ lạc hậu do thừa hưởng dây chuyền sản xuất cũ từ những nhiều năm trước, sản xuất bằng công nghệ lò đứng, năng suất không cao, gây tác động xấu tới môi trường, ô nhiêm không khí, chất thải rắn, bụi. Ngành xi măng cũng sử dụng nhiều năng lượng như than, đá vôi khi nung trong lò sinh ra nhiều CO2 do đó đòi hỏi phải có hướng tiếp cận sạch hơn trong sản xuất để hạn chế ô nhiễm.
Chính sách lâu dài hướng tới tăng trưởng xanh
Đứng trước những thách thức này, ngày 28/04/2010 Chính phủ đã có Quyết định 567/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xây dựng tới năm 2020 với mục tiêu phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu không nung thay thế cho gạch đất sét nung. Theo đó mục tiêu cụ thể là phải phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ: 20-25% vào năm 2015, 30-40% vào năm 2020. Hàng năm sử dụng khoảng 15-20 triệu tấn phế thải công nghiệp (tro xỉ nhiệt điện, xỉ lò cao…) để sản xuất vật liệu xây không nung, tiết kiệm được khoảng 1.000 ha đất nông nghiệp và hàng trăm ha diện tích đất chứa phế thải và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công.
Gạch xi măng cốt liêu đang dần thay thế gạch nung truyền thống (Ảnh: VT)
Theo định hướng phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung đến năm 2020, từ năm 2011, các công trình nhà cao tầng (từ 9 tầng trở lên) sẽ sử dụng tối thiểu 30% vật liệu xây không nung loại nhẹ (khối lượng thể tích không lớn hơn 1000 kg/m3) trong tổng số vật liệu xây; Khuyến khích các công trình xây dựng sử dụng vật liệu xây không nung khác có độ rỗng lớn hơn 30% và vật liệu xây không nung loại nhẹ.
Theo ông Lương Đức Long Viện trưởng viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng Việt Nam cần có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất gạch không nung đầu tư, ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong quá trình sản xuất để cho ra đời những sản phẩm phù hợp với giá cả phải chăng. Đồng thời cần tuyên truyền phổ biến tới người tiêu dùng về chất lượng của vật liệu xây dựng không nung không kém mà thậm chí còn có tính ưu viêt hơn vật liệu xây dựng nung.
Cùng với xu hướng thế giới, xu hướng phát triển công nghệ xanh tại Việt Nam đang tạo ra những thử thách mới cho sự cân bằng giữa môi trừơng và nhu cầu phát triển. Đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng ngày càng cần những sản phẩm chất lượng, thân thiện với môi trường. Đứng trước thử thách này, Việt Nam cần phải thật sự hiểu rõ giá trị của công nghệ xanh và có một cái nhìn hướng tới môi trường một cách đầy đủ hơn. Để làm được điều đó, bên cạnh việc tạo môi trường cạnh tranh công bằng, hành lang pháp lý, các doanh nghiệp trong ngành chế tạo vật liệu xây dựng cũng cần phải đầu tư nghiên cứu ứng dụng các công nghệ hiện đại, công nghệ sạch trong quá trình hoạt động

ôi con gái tôi



Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

Dẹp bỏ lò gạch thủ công

Bài học đắt giá cho gần 200 chủ lò gạch
Thứ Hai, 19.3.2012 | 08:32 (GMT + 7)
Từ năm 2010, gần 200 chủ lò gạch tại các huyện Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Tân Uyên đã tự ý chuyển đổi lò gạch thủ công sang lò gạch hoffman với trên 300 lò để tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
Hậu quả là đến tháng 2.2012, UBND tỉnh Bình Dương đã ra công văn yêu cầu chấm dứt hoạt động của các lò gạch thủ công, lò gạch hoffman xây dựng không phép trước ngày 30.6.2012. Lúc này, gần 200 doanh nghiệp sản xuất gạch hoffman mới tá hỏa trước viễn cảnh sắp xảy ra: Trên 300 lò gạch hoffman sẽ bị tháo dỡ, hàng ngàn tỉ đồng vốn đầu tư bị mất trắng.

Các chủ lò gạch bị ngộ nhận

Bà Bùi Thị Ngọc Ảnh – chủ lò gạch Thành Chung (huyện Phú Giáo) - cho biết, cuối năm 2010, theo chủ trương xóa bỏ các lò gạch thủ công của UBND tỉnh, bà đã tự đập bỏ các lò gạch thủ công của mình và vay vốn ngân hàng để đầu tư xây dựng lò nung theo công nghệ hoffman do vốn đầu tư sản xuất tương đối thấp, trung bình chỉ khoảng từ 5 – 7 tỉ đồng/1 lò hoffman.
Hàng ngàn lao động sẽ mất việc làm sau khi các lò gạch hoffman đóng cửa.
Hàng ngàn lao động sẽ mất việc làm sau khi các lò gạch hoffman đóng cửa.
Trong khi để đầu tư 1 lò tuynel vào khoảng 20 tỉ đồng/1 lò, doanh nghiệp không đủ khả năng thực hiện. Tính đến nay, chưa đầy 2 năm hoạt động, bà cùng nhiều chủ lò gạch khác bị buộc phải đóng cửa trong khi chưa thu hồi vốn, toàn bộ tài sản sẽ mất trắng và bà cũng không có khả năng trả nợ ngân hàng.

Bà Ảnh và nhiều chủ lò gạch thừa nhận rằng, bản thân các chủ lò gạch đã có sự ngộ nhận dẫn tới “nhầm lẫn” tự ý chuyển đổi công nghệ khi tỉnh chưa có chủ trương. Bà Ảnh cho biết, theo quyết định của Bộ Xây dựng về việc đến năm 2010 phải xóa bỏ hoàn toàn loại hình sản xuất gạch xây thủ công trên toàn quốc, từ cuối năm 2010 các chủ lò gạch tỉnh Bình Dương đã tiến hành chuyển đổi công nghệ.

Năm 2008, tỉnh đã thí điểm cho xây lò gạch tuynel đứng nhưng không thành công. Năm 2009, lại tiếp tục áp dụng thí điểm lò gạch hoffman tại cơ sở Việt Linh (huyện Phú Giáo). Sau này, cơ sở Việt Linh tiếp tục hoạt động và “ăn nên làm ra”, bởi vậy các doanh nghiệp mới ngộ nhận lò gạch hoffman được phép xây dựng nên tới học hỏi kinh nghiệm và làm theo.

Đồng thời, theo văn bản số 25/BXD-VL-XD mà Bộ Xây dựng gửi Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương về việc đầu tư xây dựng lò nằm hoffman thay thế lò đứng thủ công nung gạch ngói có định hướng: Lò nằm hoffman được đầu tư ở khu vực có thị trường tiêu thụ thấp, năng lực nhà đầu tư hạn chế và đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, an toàn cho người lao động. Thêm nữa, một số địa phương như Tây Ninh, Bình Thuận, Đồng Nai được triển khai xây lò hoffman nên nhiều chủ lò gạch “tưởng lầm” thêm một lần nữa và một số cơ sở nhỏ đã tự ý chuyển đổi công nghệ - ông Bùi Trí Dũng – chủ lò gạch tại huyện Tân Uyên - cho biết.

Xin gia hạn để thu hồi vốn

Nhiều chủ lò gạch tỏ ra bức xúc khi thiếu sự hướng dẫn từ chính quyền địa phương trong việc chuyển đổi, dẫn tới ngộ nhận. Bà Ảnh cho biết, cuối năm 2010 phải xóa bỏ các lò gạch thủ công và chuyển đổi công nghệ. Tuy nhiên, UBND tỉnh Bình Dương cũng không hề có văn bản hướng dẫn nào để định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói tại Bình Dương. Bởi vậy, các cơ sở phải tự tìm tòi chuyển đổi công nghệ nên mới xảy ra tình trạng hoang mang, lo sợ như hiện nay khi UBND tỉnh yêu cầu chấm dứt sản xuất.

Theo công văn số 328/UBND-KTN của UBND tỉnh Bình Dương, đến thời điểm trước ngày 30.6.2012, các lò gạch thủ công, lò gạch

hoffman mà chưa chấm dứt thì sẽ tiến hành cưỡng chế, niêm phong để chấm dứt đồng loạt theo quy định. Trước tình thế sắp đứng trước bờ vực phá sản, các chủ doanh nghiệp đã gửi đơn cầu cứu lên UBND tỉnh Bình Dương kiến nghị cho phép các lò gạch hoffman tiếp tục được hoạt động trong một thời gian nhất định đủ để có thời gian thu hồi vốn nhưng vẫn chưa được trả lời. Cái hạn chấm dứt hoạt động các lò gạch thủ công, lò gạch hoffman xây dựng không chủ trương đã cận kề. Không chỉ các chủ lò gạch hoang mang, lo lắng mà khoảng 10.000 lao động chính và lao động thời vụ làm việc trong các lò gạch này cũng đang đứng trước nguy cơ mất việc làm.
Theo tiến sĩ Lê Văn Lữ - khoa Công nghệ vật liệu, Đại học Bách khoa TPHCM – công nghệ hoffman và tuynel đều là công nghệ sản xuất gạch nung và về cơ bản chỉ khác ở nguyên liệu đốt và quy trình nung: Hoffman dùng phế phẩm, rác thải công nghiệp, còn tuynel dùng than đá.

những phút dây nhìn lại

Bài thơ về những chú bé đánh giày

hãy dành 3 phút để đọc hết bài thơ này, bạn sẽ thay đổi suy nghĩ về hình ảnh của những chú bé đánh giầy nói riêng và cuộc sống nói chung.
Ông nhà giàu dạo bước
Trên phố quen hoàng hôn
Gặp chú đánh giày buồn
Lam lũ gầy khổ sở
Chú nhóc năn nỉ mời
Ông đánh giày cho con
Để kiếm vài đồng gầy
Mua cơm nuôi em nhỏ
Chạnh lòng thương trẻ khó
Ông lơ đãng gật đầu
Có đáng là bao nhiêu
Vài ba đồng tiền lẻ…


Giày xong ông móc ví
Đưa tờ 200 ngàn
Chú bé cầm ngần ngừ
Ông chờ con đi đổi
5 đồng thôi ông hỡi
Đủ bữa tối hôm nay
Anh em con gặp may
Xin ông chờ một chút…


Đã qua 30 phút
Cậu bé không trở về
Ông lắc đầu : chán ghê
Trẻ nghèo hay gian lắm…
Cơm tối xong đứng ngắm
Trăng mới mọc gió hiu
Trong vườn hoa thơm nhiều
Quên bực mình trẻ gạt…


Chuông cửa reo, tiếng quát
Đi chỗ khác mà xin
Nghèo khổ biết phận mình
Lộn xộn tao bắt nhốt…
Ông thong thả cất bước
Thấy một nhóc gầy gò
Đang mếu máo co ro
Giống tên đánh giày đó…


Có việc gì đấy cháu
Từ từ nói ta nghe
Anh bảo vệ yên nha
Đừng làm trẻ con sợ …
Thằng bé con ấp úng
Hồi chiều nay anh tôi
Cầm tiền của ông rồi
Băng qua đường đi đổi
Chẳng may bị xe cán
Gãy mất chân rồi ông
"Một trăm chín lăm đồng"
Bảo tìm ông trả lại !


Anh tôi giờ nằm liệt
Chỉ muốn xin gặp ông …
Một lần nữa chạnh lòng
Rảo bước theo thằng bé
Đến ổ chuột xập xệ
Gặp thằng anh đang nằm
Mặt xanh tái như chàm
Thở ra tuồng hấp hối
Nói gấp hơi như vội
Xin ông thương em con…
Cha mẹ đã không còn
Con đánh giày nuôi nó…
Nay không may con khổ
Chỉ xin ông việc này :…
Cho em con đánh giày
Mỗi ngày cho ông nhé …
Kiếm lấy vài đồng lẻ
Mua cơm sống mà thôi …


Chợt thằng anh duỗi tay
Hơi thở lịm như tắt …
Ông già trào nước mắt
Ta sẽ lo em con
Cho ăn học bình thường
Như bao đứa trẻ khác
Cứ bình tâm an lạc
Bệnh viện tiền ta cho…
Thằng anh đã xuội lơ
Hồn bay về thiên giới
Nhân cách nghèo cao vợi
Môi nhợt thoáng nụ cười
Nó sống trọn kiếp người
Dù nghèo nhưng tự trọng
Bao người giàu-danh vọng
Đã chắc gì bằng đâu ! …



bạn có nhìn thấy nự cười và ảnh mắt của cậu bé??? bạn nghĩ sao???