Các loại gạch bê tông khí chưng áp (AAC) và gạch xi măng cốt liệu có thể đưa vào trong thiết kế, tính dự toán cho công trình. Như vậy, nút thắt trong hành lang pháp lý đối với vật liệu xây dựng (VLXD) này đã được Bộ Xây dựng tháo gỡ. Mặc dù vậy, thị trường gạch không nung nói chung vẫn gặp khó.
Đến thời điểm này, thị trường xây dựng tiếp tục trầm lắng, cửa vào cho gạch không nung đã mở nhưng lượng tiêu thụ vẫn đạt thấp. Lượng công trình mới được khởi công không nhiều, công trình đang xây dựng thì giãn hoặc dừng thi công, VLXD không nung chủ yếu được tiêu thụ trong khối dân sinh. Thị trường phía Nam tiêu thụ tốt hơn so với phía Bắc và miền Trung. Tại thị trường phía Nam, có 3 đơn vị sản xuất gạch AAC là CTCP Vương Hải (V-block), CTCP Gạch khối Tân Kỷ Nguyên (E-Block) và CTCP Vĩnh Đức Sài Gòn (BTONG) với công suất cho mỗi dây chuyền là 100.000 m3/năm. Trong lúc tiêu thụ gặp khó thì E-block và V-block là thương hiệu quen thuộc vẫn bán được hàng với thị phần ngày càng tăng trong khối dân sinh nhưng “bán 100 công trình nhà dân mới bằng một khối chung cư”, đại diện Vương Hải chia sẻ. Tương tự, thị trường phía Bắc là sự điểm danh của các thương hiệu Viglacera, An Thái, Khang Minh… chưa có số liệu thống kê đầy đủ nhưng theo phản hồi từ các DN sản xuất VLXD không nung thì 2 tháng đầu năm nay, lượng tiêu thụ chỉ đạt 70 - 80% so với cùng kỳ.
Hiện tổng công suất thiết kế của gạch AAC là 1,5 triệu m3/năm, gạch bê tông bọt là 0,2 triệu m3/năm và bê tông cốt liệu 30 - 40 triệu viên/năm, hàng trăm cơ sở sản xuất gạch bê tông cốt liệu nhỏ lẻ khác đưa tổng công suất vật liệu không nung lên 4,3 tỷ viên. Đó là chưa kể 13 nhà máy bê tông khí chưng áp với tổng công suất 2,3 triệu m3 đang được đầu tư xây dựng, dự kiến sẽ đi vào sản xuất trong năm 2012. Nhưng sau 2 năm đưa ra thị trường, thị phần của gạch không nung chỉ chiếm từ 5 - 7%, tương đương chưa đến 30% công suất thiết kế. Trong khi đó, mỗi năm, nước ta tiêu thụ khoảng 20 tỷ viên gạch.
Điều mà tất cả các nhà sản xuất VLXD không nung và đặc biệt là gạch AAC lo ngại là dù đã có định mức xây dựng, nhưng Nhà nước chưa có chế tài cụ thể đối với những loại công trình phải dùng vật liệu thân thiện môi trường. Vì thế, các công trình áp dụng theo tiêu chuẩn này chủ yếu thuộc các dự án vốn đầu tư nước ngoài, còn các công trình vốn ngân sách nhà nước chưa sử dụng nhiều. Chưa kể đến việc một số địa phương còn chưa hề quan tâm đến gạch không nung, trong khi các lò gạch thủ công ngày đêm vẫn nghi ngút khói mà Thọ Xuân, Thanh Hoá là một ví dụ. Hơn nữa, việc đầu tư ồ ạt các nhà máy sản xuất VLXD không nung cũng là vấn đề cần xem xét khi thị phần của loại gạch này vẫn còn rất thấp. Các nhà máy sản xuất gạch ACC tiêu thụ chỉ mới đạt nhiều nhất là 50% công suất hiện tại. Tình hình xây dựng trong năm 2012 cho thấy, chưa có kỳ vọng cho việc “đột biến” trong tiêu thụ. Nếu các nhà máy gạch AAC mới được khánh thành theo dự kiến thì gánh nặng lên các nhà sản xuất VLXD không nung là không nhỏ.
Đến thời điểm này, thị trường xây dựng tiếp tục trầm lắng, cửa vào cho gạch không nung đã mở nhưng lượng tiêu thụ vẫn đạt thấp. Lượng công trình mới được khởi công không nhiều, công trình đang xây dựng thì giãn hoặc dừng thi công, VLXD không nung chủ yếu được tiêu thụ trong khối dân sinh. Thị trường phía Nam tiêu thụ tốt hơn so với phía Bắc và miền Trung. Tại thị trường phía Nam, có 3 đơn vị sản xuất gạch AAC là CTCP Vương Hải (V-block), CTCP Gạch khối Tân Kỷ Nguyên (E-Block) và CTCP Vĩnh Đức Sài Gòn (BTONG) với công suất cho mỗi dây chuyền là 100.000 m3/năm. Trong lúc tiêu thụ gặp khó thì E-block và V-block là thương hiệu quen thuộc vẫn bán được hàng với thị phần ngày càng tăng trong khối dân sinh nhưng “bán 100 công trình nhà dân mới bằng một khối chung cư”, đại diện Vương Hải chia sẻ. Tương tự, thị trường phía Bắc là sự điểm danh của các thương hiệu Viglacera, An Thái, Khang Minh… chưa có số liệu thống kê đầy đủ nhưng theo phản hồi từ các DN sản xuất VLXD không nung thì 2 tháng đầu năm nay, lượng tiêu thụ chỉ đạt 70 - 80% so với cùng kỳ.
Hiện tổng công suất thiết kế của gạch AAC là 1,5 triệu m3/năm, gạch bê tông bọt là 0,2 triệu m3/năm và bê tông cốt liệu 30 - 40 triệu viên/năm, hàng trăm cơ sở sản xuất gạch bê tông cốt liệu nhỏ lẻ khác đưa tổng công suất vật liệu không nung lên 4,3 tỷ viên. Đó là chưa kể 13 nhà máy bê tông khí chưng áp với tổng công suất 2,3 triệu m3 đang được đầu tư xây dựng, dự kiến sẽ đi vào sản xuất trong năm 2012. Nhưng sau 2 năm đưa ra thị trường, thị phần của gạch không nung chỉ chiếm từ 5 - 7%, tương đương chưa đến 30% công suất thiết kế. Trong khi đó, mỗi năm, nước ta tiêu thụ khoảng 20 tỷ viên gạch.
Điều mà tất cả các nhà sản xuất VLXD không nung và đặc biệt là gạch AAC lo ngại là dù đã có định mức xây dựng, nhưng Nhà nước chưa có chế tài cụ thể đối với những loại công trình phải dùng vật liệu thân thiện môi trường. Vì thế, các công trình áp dụng theo tiêu chuẩn này chủ yếu thuộc các dự án vốn đầu tư nước ngoài, còn các công trình vốn ngân sách nhà nước chưa sử dụng nhiều. Chưa kể đến việc một số địa phương còn chưa hề quan tâm đến gạch không nung, trong khi các lò gạch thủ công ngày đêm vẫn nghi ngút khói mà Thọ Xuân, Thanh Hoá là một ví dụ. Hơn nữa, việc đầu tư ồ ạt các nhà máy sản xuất VLXD không nung cũng là vấn đề cần xem xét khi thị phần của loại gạch này vẫn còn rất thấp. Các nhà máy sản xuất gạch ACC tiêu thụ chỉ mới đạt nhiều nhất là 50% công suất hiện tại. Tình hình xây dựng trong năm 2012 cho thấy, chưa có kỳ vọng cho việc “đột biến” trong tiêu thụ. Nếu các nhà máy gạch AAC mới được khánh thành theo dự kiến thì gánh nặng lên các nhà sản xuất VLXD không nung là không nhỏ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét