I. DỤNG CỤ & THIẾT BỊ
Tên
|
Hình ảnh
|
Công dụng
|
Xe rùa (xe cút
kít)
|
Chở nguyên liệu, vữa xây, …
|
|
Dao xây, bay xây, bàn
xoa
|
Xây, trát,…
|
|
Thước vuông
|
Đo góc vuông 90o
|
|
Li vô
(thước thủy)
|
Xác định mặt bằng so với mực nước
|
|
Dây rọi
|
Xác định độ thẳng đứng với mặt đất
|
|
Búa, đột
|
||
quốc xẻng
|
Trộn và xúc vữa xây thủ công
|
|
Máy trộn
|
Trộn vữa xây, trộn bê tông
|
II. ĐỊNH MỨC VỮA XÂY, TRÁT
3.1. Cho
1m3 vữa M50
Thành Phần
|
Định Mức
|
Đơn Vị
|
Xi măng PC 300
|
261.03
|
kg
|
Cát mịn (ML = 0.7 –
1.5)
|
1.090
|
m3
|
Nước
|
260
|
lít
|
3.2. Cho
1m3 vữa M75
Thành Phần
|
Định Mức
|
Đơn Vị
|
Xi măng PC 300
|
360.04
|
kg
|
Cát mịn (ML = 0.7 –
1.5)
|
1.050
|
m3
|
Nước
|
260
|
lít
|
3.3. Khối
lượng vữa xây, trát
Độ
dày tường
|
m3
vữa/m2 xây
|
Độ
dày vữa trát
|
m3
vữa/m2 trát
|
100mm
|
0.01
|
1.5mm
|
0.015
|
200mm
|
0.028
|
15mm
|
0.015
|
III. CÁCH XÂY
4.1. Định
vị
-
Định vị các góc cho việc xây lớp gạch đầu tiên.
Hình ảnh: (thợ xây đo, đánh dấu các góc)
-
Căng dây giữa các góc thật căng sao cho khi đặt gạch, mặt ngoài mỗi viên gạch
tiếp giáp với dây.
(thợ
xây đặt thử 1 số viên gạch sao cho mặt ngoài gạch tiếp xuc với dây)
4.2.
Xây
-
Rải 1 lớp vữa xuống mặt sàn sao cho lớp đáy có đủ vữa cho lớp gạch đầu tiên.
-
Cần đặt những viên gạch ở góc trước 1 cách cẩn thận và xây theo đường dây định
vị. Để tạo liên kết vững chắc giữa hai viên gạch, cần trát vữa lên cạnh tiếp
xúc; miết đều vữa trên bề mặt.
-
Gõ đều trên bề mặt mỗi viên gạch vừa đặt sao cho lớp vữa còn khoảng 10mm.Kiểm
tra độ cân bằng, thẳng đứng của viên gạch DmC vừa đặt.
-
Dùng bay xây vét gọn những phần vữa thừa.
-
Sau đó xây những hàng gạch tiếp theo
-
Sau khi xây các hàng gạch ở các góc, tiến hành căng dây giữa các góc cho thật
thẳng và xây các hàng gạch ở giữa.
- Chú ý:
+
Để đảm bảo các liên kết được tốt nên trải vữa và đặt viên gạch để xây lên ngay,
tránh để lâu làm mất đi độ dẻo của vữa.
+
Khi sử dụng các loại gạch lỗ DmC, đặt mặt lỗ úp xuống kết hợp với lượng vữa trải
trên hàng gạch dưới tạo 1 lớp chân đinh vững chắc vừa đảm bảo độ cách âm, cách
nhiêt, chống thấm, chịu lực tốt cho bức tường.
Hình ảnh: ( thợ xây cầm viên gạch 100B (hoặc
gạch lỗ DmC khác) đặt úp xuống trên 1 hàng gạch khác đã được trải vữa.)
4.3.
Căn chỉnh và kiểm tra
-
Sau mỗi hàng gạch được đặt ở góc, lấy thước và quả rọi kiểm tra độ thẳng, độ bằng,
đảm bảo cho tường được thẳng.
(chọn 2 hình
tiêu biểu)
-
Chú ý: Việc định vị lần cuối cùng của viên gạch chỉ được thực hiện khi vữa còn
mềm và dẻo. Nếu cố sức di chuyển hay đẩy viên gạch saukhi vữa đã đông cứng sẽ
làm vỡ đường vữa kết nối gạch và làm nước mưa có thể dễ dàng thấm vào.
4.4.
Làm đẹp mạch vữa (Áp dụng cho tường xây không trát)
-
Việc ép và tạo dáng các mạch vữa được tiến hành chỉ khi vữa đã đủ độ cứng cần
thiết và có thể in vét ngón tay lên.
-
Dụng cụ miết mạch cần có độ sắc nét, sạch; bề mặt có thể có dạng cung tròn hoặc
dạng chữ V.
-
Nên miết các mạch nằm ngang trước, sau đó mới làm đến các mạch thẳng đứng.
-
Sau khi miết mạch, cần làm sạch vữa bám trên các viên gạch bằng bay, sau đó
dùng chổi hoặc bàn chải mềm để làm sạch.
IV. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN NƯỚC
Bước 1: Đánh
dấu đường rãnh cần tạo
Bước 2: Dùng
máy cắt để tạo rãnh
Bước 3: Dùng
máy khoan hoặc đục để có được độ rộng rãnh tùy ý
Bước 4: Lắp
đặt ống nước (đường điện, cáp….) rồi trát hoàn thiện.
Các hình ảnh ở mục này làm
tương tự quyển hướng dẫn thi công của vitekcon.
IIV. THI CÔNG TRÁT TƯỜNG
XÂY GẠCH KHÔNG NUNG
Để bảo vệ, tạo vẽ thẩm mĩ cho kết cấu tường,
dầm … thì ta phải tiến hành tô trát
Bước 1: Chuẩn bị trát
- Dụng cụ: bay, bàn xoa, thước, nivô, dây…… Vật liệu là vữa xi
măng mác 75 với cấp phối thích hợp.
- Công việc trát được thực hiện sau khi các kết cấu cần tô trát đó
được hoàn thành.
- Chất lượng lớp trát phụ thuộc rất nhiều vào bề mặt cần trát, bề
mặt cần trát cần phải đạt một độ cứng ổn định, chắc chắn rồi mới tiến hành trát;
đối với tường thì cần phải chờ cho tường khô mới trát.
- vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn trên bề mặt trát, nếu bề mặt gồ ghề, lồi
lõm cần phải đục đẽo hay đắp thêm tạo
cho bề mặt tương đối bằng phẳng rồi mới tiến hành trát.
- Tạo nhám cho bề mặt cần trát để vữa trát dính vào.
- Trải bao ở phía dưới chân chỗ trát nhằm tận dụng lại vữa rơi khi
trát, tránh gây lãng phí.
- Ngoài ra để tạo độ bám dính bề mặt tốt ta nên trát trước bề mặt
kết cấu bằng một lớp hồ dầu.
- Nếu trát bề mặt ngoài của tường thì phải đảm bảo giàn dáo và sàn
công tác an toàn trước khi trát.
- Thực hiện xong các công việc nêu trên ta làm mốc bằng vữa hay đóng
đinh, gạch vỡ làm dấu lấy mốc, phải trên đầu và cuối bức tường trước, sau đú
mới tiến hành các mốc phía trong. Làm các mốc phía trên rồi thả quả dọi để làm
mốc ở dưới và giữa tường. Khoảng cách các mốc về các phía phải nhỏ hơn tầm
thước để dễ kiểm tra độ phẳng lớp trát. Mặt sàn thao tác trên giàn dáo và mặt
sàn dưới chân giàn dáo phải quét dọn sạch sẽ trước khi tiến hành công việc.
Bước 2: Trình tự trát
- Nhìn
chung kỹ thuật trát các kết cấu là giống nhau chỉ có một số điểm riêng ta cần
phải lưu ý do tính chất của nó trên bề mặt nhằm tạo ra một lớp trát có chất
lượng, đạt yêu cầu.
- Trát
theo bề dày của mốc đánh dấu. Nên trát thử vài chổ để kiểm tra độ dính kết cấu.
-
Chiều dày lớp trát từ 10 – 20mm, khi trát phải chia thành nhiều lớp mỏng từ
5-8mm. Nếu trát quá dày sẽ bị phồng, dột, nứt thông thường chiều dày của một
lớp trát nên không mỏng hơn 5mm và không dày hơn 8mm. Khi ngừng trát phải tạo
mạch ngừng hình gãy không để thẳng, cắt lớp vữa trát thẳng góc.
- Thực
hiện tuần tự 03 lớp trát lót, lớp đệm và lớp ngoài.
- Dùng
vữa xi măng mác 75.
-
Lớp vữa trát phải bám chắc vào bề mặt các kết cấu công trình; loại vữa và chiều
dày lớp vữa trát phải đúng yêu cầu thiết kế; bề mặt lớp vữa phải nhẵn phẳng;
các đường gờ cạnh chỉ phải ngang bằng hay thẳng đứng.
Lưu
ý:
-
Không
tưới nước vào tường khi trát, kể cả tường khô.
- Bảo dưỡng tường sau khi trát, khi gặp
trời nắng to phải che đậy tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào.
- Cần tưới nước bảo dưỡng khi lớp vữa
trát đã đông cứng sau 12 h
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét