Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Google không cho phép tải về Sync trên BlackBerry kể từ 1/6, dừng nhiều dịch vụ khác

[IMG]

Google vừa đăng tải trên blog của mình rằng kể từ ngày 1/6 năm nay, hãng sẽ dừng hỗ trợ Google Sync for BlackBerry. Nếu bạn đã tải về ứng dụng này thì vẫn có thể tiếp tục sử dụng để đồng bộ lịch và danh bạ. Tuy nhiên, người dùng sẽ không thể tải về tập tin cài đặt của Google Sync. Thay vào đó, Google khuyên người dùng nên sử dụng thao tác đồng bộ thông qua gói dịch vụ BlackBerry Internet Service (BIS) hoặc Google Apps Connector cho BES để có được "những trải nghiệm tổng quan tốt hơn" vì ngoài danh bạ và lịch thì còn có thể đồng bộ email và nhiều thứ khác (Google cũng đã dừng hỗ trợ ứng dụng Gmail trên BlackBerry). Có vẻ như người dùng BlackBerry không dùng BIS sẽ phải vất vả hơn để lấy dữ liệu từ tài khoản Google xuống chiếc BlackBerry của mình kể từ sau ngày 1/6.

Cũng trong dịp này, Google giới thiệu một cải tiến trong các dịch vụ của họ, bao gồm:

Thay đổi các hàm lập trình ứng dụng (API), dịch vụ Google Related (một chương trình giúp người dùng tìm kiếm những thông tin bổ ích trong lúc duyệt web) và Google Flu Vaccine Finder (một bản đồ thể hiện vị trí tiêm phòng cho dịch cúm H1N1 năm 2009) sẽ bị dừng lại. Dữ liệu của Google Flu Vaccine Finder sẽ được chuyển cho trang web HealthMap.

Ứng dụng nền web Google Talk cũng sẽ bị ngưng hoạt động. Google khuyến khích người dùng chuyển sang ứng dụng gốc dành cho Android hoặc các phần mềm của bên thứ ba khác hỗ trợ Google Talk. Nền tảng giao dịch dành cho các nhà phát hành báo trên mạng cũng không còn được Google duy trì, thay vào đó, công ty sẽ làm việc với các đối tác hiện tại để thiết kế nên một nền tảng mới. Trang web tìm kiếm các bản quyền sẽ được sát nhập chung với trang google.com.

Nói về Picasa, ứng dụng Picasa for Linux sẽ ngừng phát triển. Plug-in giúp tải và quản lí hình ảnh lên Picasa cho iPhoto cũng như phần mềm Picasa Web Albums Uploader trên hệ điều hành Mac sẽ không cho phép tải về nữa. Người dùng đã cài plug-in này vẫn có thể tiếp tục sử dụng nhưng không còn được cập nhật mới. Google khuyến khích người dùng chuyển sang ứng dụng Picasa 3.9 trên Mac. Trong ứng dụng này đã tích hợp khả năng tải lên cũng như nhập ảnh vào iPhoto.



TÀI TRỢ

Ưu điểm và hạn chế của mô hình thí điểm xử lý khói lò

(BG)-Để hạn chế tác hại của lò gạch thủ công đối với môi trường, thời gian qua, một số đơn vị đã thử nghiệm áp dụng hai công nghệ xử lý khói lò gạch trên địa bàn tỉnh. Nhiều người dân hy vọng công nghệ mới này sẽ được cơ quan chức năng cho phép nhân rộng, tạo điều kiện cho bà con được tiếp tục sản xuất gạch sau khi lò thủ công bị xoá bỏ.


Công nghệ xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ do Trung tâm Khoa học Công nghệ và Luyện kim (Hà Nội) chuyển giao tại huyện Hiệp Hoà, Yên Dũng, Lục Nam trên tổng số 13 lò. Đặc điểm của lò là thiết kế mái che kín và xây ống khói kín, có quạt hút khói thải để dẫn qua bể dung dịch chứa sữa vôi, than hoạt tính và một số phụ gia khác. Toàn bộ khí thải độc hại như: SO2, NO2, CO, H2S, NH3… được dẫn qua bể gây phản ứng hoá học, xử lý thành khói sạch thải ra ngoài. Anh Nguyễn Văn Uyên, thôn Hồng Phúc, xã Đồng Phúc, một trong những hộ tham gia thử nghiệm cho biết: "Tuy áp dụng sản xuất lò theo công nghệ mới bằng phương pháp hấp phụ có đòi hỏi kỹ thuật khắt khe hơn nhưng bù lại tỷ lệ gạch đẹp đạt 80%, tăng 10% so với đốt bằng phương pháp thủ công và không ảnh hưởng đến lúa, hoa màu của bà con trong vùng". Bên cạnh đó, công nghệ xử lý khí ngưng tụ và khuếch tán tuần hoàn do Công ty cổ phần kỹ thuật Thiết bị và Môi trường (Hà Nội) chuyển giao cũng được thử nghiệm tại một số xã của huyện Việt Yên, Yên Dũng. Kết quả đánh giá của Hội đồng Khoa học và Công nghệ do UBND tỉnh tổ chức vừa qua kết luận, cả hai công nghệ trên đều đạt yêu cầu song cần tiếp tục xem xét, cải tiến.
Tìm hiểu được biết, hiện nay, hai công nghệ gạch nung tiên tiến, hiện đại là lò liên hoàn và tuynel. Loại lò này có công suất lớn, cần nguồn đất cũng như vốn đầu tư lớn, mặt bằng rộng nên rất ít chủ lò gạch thủ công có đủ điều kiện để chuyển đổi. Trong khi đó, vốn đầu tư của hai loại lò áp dụng công nghệ xử lý khí thải ở mức 600-800 triệu đồng/lò, phù hợp với quy mô hộ gia đình. Tuy nhiên, đi cùng với những ưu điểm, việc áp dụng hai công nghệ thí điểm cũng phát sinh hàng loạt vấn đề cần quan tâm. Trên thực tế, nếu vận hành theo đúng quy trình mà đơn vị chuyển giao công nghệ yêu cầu thì những lò gạch được xử lý khí thải giảm thiểu ô nhiễm môi trường song lại tốn thêm một khoản chi phí cho điện hoặc dầu, nguyên liệu khác. Bởi vậy rất dễ xảy ra tình trạng chủ lò không tự giác vận hành thiết bị liên tục mà sử dụng chỉ có tính chất đối phó, lúc có, lúc không dẫn tới môi trường vẫn bị ô nhiễm. Ông Nguyễn Văn Chính, Phó Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hoà cho biết: "Trong quá trình nung đốt, nếu không có sự giám sát thì các chủ lò có thể không cho vận hành hệ thống xử lý khí thải mà gạch vẫn chín bình thường. Hoặc khi mất điện thì việc sử dụng máy phát điện phục vụ chạy thiết bị cũng không khả quan bởi hệ thống này dùng nguồn điện 3 pha". Để khắc phục hạn chế này, một số ý kiến cho rằng nếu cho phép nhân rộng công nghệ xử lý khí thải lò gạch, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm giám sát. Trước khi đun đốt các chủ lò phải cam kết thực hiện đúng quy trình, ký quỹ môi trường ở mức cao. Trong trường hợp bị cơ quan chuyên môn phát hiện vận hành thiết bị không liên tục gây ô nhiễm môi trường sẽ không được tiếp tục đốt lò, bị xử phạt ở mức cao. Khi có chế tài xử lý kiên quyết, các chủ lò sẽ tuân thủ đúng quy trình công nghệ và ràng buộc được trách nhiệm của họ.
Nếu được cơ quan chức năng cho phép áp dụng, hai công nghệ xử lý khí thải lò gạch sẽ tạo thuận lợi cho một số hộ khai thác, tận dụng quỹ đất xấu ven sông, ngòi để sản xuất gạch mà không gây ra những hệ quả đối với môi trường. Ông Nguyễn Văn Khiển, Chủ tịch UBND xã Đồng Phúc (Yên Dũng) cho biết: "Trước đây, xã có gần 100 lò sản xuất gạch ngói thủ công, thu hút khoảng một nghìn lao động. Nhiều năm nay, dải đất ven sông không thể canh tác lúa, hoa màu mà chỉ có thể làm gạch. Hơn nữa nguồn ngân sách xã chủ yếu thu từ hoạt động này. Vì vậy, xã đề nghị tỉnh cho áp dụng mô hình công nghệ xử lý khói lò gạch đã được thử nghiệm đạt kết quả tốt tại xã". Không chỉ có Đồng Phúc tại một số xã Minh Đức (Việt Yên), Xuân Hương (Lạng Giang), Đồng Việt (Yên Dũng)… có nguồn đất ven sông, ngòi chỉ thích hợp cho hoạt động sản xuất gạch, đồng thời góp phần tạo việc làm cho hàng nghìn lao động. Vì vậy việc chuyển đổi công nghệ sản xuất gạch ngói đáp ứng nhu cầu xây dựng cũng như khai thác tiềm năng nguồn đất tại một số nơi là cần thiết.
Theo tổng hợp của Sở Xây dựng, năm 2010, nhu cầu về gạch xây dựng là hơn 360 triệu viên, dự kiến năm 2015 là 620 triệu viên, năm 2020 là 910 triệu viên. Trong đó chủ yếu là gạch nung và vẫn chiếm vị trí quan trọng đối với ngành vật liệu xây dựng của tỉnh. Người dân đang mong đợi các cơ quan chức năng, các nhà khoa học sớm đưa ra kết luận chính thức về mô hình thử nghiệm xử lý khí thải lò gạch.

Urus - SUV mạnh 600 mã lực của Lamborghini

[IMG]

Sau nhiều tin đồn thì cuối cùng Lamborghini cũng đã chính thức giới thiệu chiếc SUV thứ hai trong lịch sử của hãng, sau người tiền nhiệm LM002. Chiếc SUV này có tên Urus và hiện vẫn chỉ là xe ý tưởng (concept) chứ chưa được đưa vào sản xuất thương mại. Trước đó, khi Lamborghini chưa công bố Urus thì những hình ảnh phác họa của nó cũng đã xuất hiện khá nhiều. Tuy nhiên, phải đến bây giờ thì những thông số kỹ thuật và hình ảnh chính thức của Urus mới được tiết lộ, hãng xe Ý gọi nó là "một chiếc Lamborghini thực sự".

Giống như truyền thống đặt tên xe của hãng, cái tên Urus được đặt theo tên một giống bò đực trên thế giới. Ngoài ra, giống bò Urus còn có tên gọi khác là Aurochs, theo Lamborghini cho biết thì đây là giống bò chiến Tây Ban Nha và nó xuất hiện từ cách đây khoảng 500 năm trước. Chiều dài tổng thể của chiếc SUV này là 4,99m, rộng 1,99m và cao 1,66m. Nó dài hơn khoảng 120mm, rộng hơn 16mm nhưng lại thấp hơn 30mm so với chiếc BMW X6. Urus là chiếc xe hiện đại đầu tiên của Lamborghini có bốn chỗ ngồi. Bên cạnh đó, xe còn sử dụng nền tảng kiến trúc giống với Audi Q7, Porsche Cayenne, Volkswagen Touareg và chiếc concept Bentley EXP 9 F mà Bentley đã giới thiệu tại Geneva Motor Show 2012.

Hãng xe có trụ sở tại Sant'Agata không công bố thông tin chi tiết về động cơ trên Urus, họ chỉ cho biết động cơ này có công suất cực đại 600 mã lực và thải ra ít khí CO2 nhất so với những chiếc xe cùng phân khúc. Có được điều này là do sử dụng những vật liệu nhẹ trong khung gầm và kết cấu thân xe, mà nổi bật nhất chính là sợi carbon. Nhiều khả năng khi được thương mại hóa, Urus sẽ được trang bị động cơ V8 tăng áp hoặc V10, hộp số ly hợp kép và hệ dẫn động bốn bánh với công nghệ kiểm soát lực kéo.

Cuối cùng, Urus được Lamborghini tung ra với hai nhiệm vụ. Thứ nhất là thuyết phục những khách hàng ưa chuộng thương hiệu Lamborghini đặt Urus bên trong gara của họ thay vì Range Rover hay X6. Thứ hai là tăng thị phần cho Lamborghini cũng như tập đoàn Volkswagen tại các thị trường rất ưa chuộng dòng SUV như Mỹ, Vương quốc Anh, Đức, Nga, Trung Đông và Trung Quốc. Lamborghini ước tính có thể đạt doanh số bán hàng lên đến 3000 chiếc mỗi năm nếu được bán ra.

















Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Hiệu quả từ gạch không nung


Dự án ứng dụng, chuyển giao công nghệ sản xuất gạch không nung được triển khai từ năm 2009 đến nay tại Công ty cổ phần xi măng Sông Cầu (địa chỉ ở xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) đã mang lại hiệu quả cao trong lĩnh vực xây dựng.

Đây là hướng đi tốt và triển vọng nhằm bảo vệ môi trường và quỹ đất ngày càng hạn hẹp ở địa phương, nhất là từ khi Bắc Giang có quyết định dừng hoạt động đun đốt của các lò gạch thủ công trên địa bàn 7 huyện, thành phố từngày 1/3/2012.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần xi măng Sông Cầu cho biết, công ty đã đầu tư trên 1,8 tỷ đồng để lắp đặt dây chuyền sản xuất gạch xi măng (gạch không nung), áp dụng công nghệ tiên tiến có mức độ cơgiới hóa và tự động hóa cao (khoảng 90%), sản lượng gạch đặc và gạch đục lỗ các loại đạt từ 6 - 10 triệu viên/năm, đáp ứng nhu cầu xây dựng của người dân và các cơ quan, đơn vị ở trong tỉnh Bắc Giang và một số tỉnh, thành phía Bắc khác nhưBắc Ninh, Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Dương...

Lợi ích dễ nhận thấy nhất của công nghệ này là nguyên vật liệu để sản xuất gạch xi măng (gạch không nung) đều là những loại dễ kiếm, giá thành thấp như xi măng, cát vàng, bột đá và phụ gia (không phải sử dụng nguyên liệu đất sét gâyảnh hưởng lớn đến môi trường và đất đai như trong công nghệ sản xuất gạch nungđốt lò tuynen truyền thống).

Ưu điểm nữa là không gây ô nhiễm môi trường; không sử dụng hóa chất và phụ gia độc hại; nước được sử dụng ít và tuần hoàn, không có các chất thải ở dạng khí, lỏng, rắn.

Hơn nữa, gạch xi măng không nung có khảnăng cách âm, cách nhiệt tốt; độ phẳng, độ đồng đều, độ bền, chống thấm của viên gạch đều cao hơn so với gạch đỏ nung đốt thủ công theo công nghệ lò tuynen.

Sản phẩm gạch không nung hiện nay đáp ứng tốt nhu cầu xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, công cộng và kể cả làm đường giao thông nông thôn; phù hợp vớiđịnh hướng trong Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng từ nay đến năm 2020 của nước ta (sử dụng vật liệu xây dựng không nung sẽ chiếm khoảng 50% trong các công trình xây dựng).

So sánh về mặt hiệu quả kinh tế, giá thành gạch không nung thường thấp hơn từ 15 - 20% so với gạch tuynen (hiện một viên gạch không nung giá bán tại nhà máy là 900 đồng, trong khi gạch đỏ tuynen có giá bán từ 1.300 -1.400 đồng/viên).

Với việc đầu tư đưa vào sản xuất dây chuyền gạch không nung, công ty cổphần xi măng Sông Cầu đã tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định cho 20 lao độngđịa phương; mỗi năm doanh thu nhờ đó đã tăng thêm gần 7 tỷ đồng và lợi nhuận tăng thêm trên 1 tỷ đồng.

Năm 2012, công ty phấn đấu đạt chỉ tiêu sản xuất và tiêu thụ 25.000 tấn xi măng PC - 30, PC - 40 và 6 triệu viên gạch xi măng (không nung) quy chuẩn; doanh thu đạt khoảng 23 tỷ đồng; thu nhập của 90 lao động của Công ty đạt bình quân 3,6 triệu đồng/người/tháng./.

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

Gạch không nung ưu điểm vượt trội

Sản phẩm gạch không nung của Nhà máy Clever xuất xưởng ra thị trường. Ảnh: ĐỖ QUYÊN
(BG)-Ngoài tác dụng giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tận dụng được nhiều nguồn nguyên liệu rẻ tiền, tạo ra được các loại vật liệu xây dựng có giá thành thấp, gạch không nung còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các chủ thể trong ngành công nghiệp xây dựng.


Bắc Giang đang thực hiện lộ trình xoá bỏ lò gạch thủ công, vì vậy công nghệ sản xuất gạch không nung đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Ông Nguyễn Văn Dinh, quê ở huyện Lạng Giang, hiện sinh sống tại Hà Nội cũng đã mạnh dạn huy động vốn, đầu tư gần 20 tỷ đồng xây dựng Nhà máy sản xuất gạch không nung Clever tại thôn Dĩnh Cầu, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang.
Khuyến khích sử dụng vật liệu không nung
Chính phủ đã đề ra chương trình phát triển vật liệu xây không nung tại Việt Nam đến năm 2020. Theo đó, phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng không nung để thay thế gạch đất sét nung, tiết kiệm đất nông nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất và kinh doanh vật liệu xây không nung.
Từ năm 2011, các công trình nhà cao tầng (từ 9 tầng trở lên) sử dụng tối thiểu 30% vật liệu xây không nung loại nhẹ (khối lượng thể tích không lớn hơn 1.000 kg/m3) trong tổng số vật liệu xây; khuyến khích các công trình xây dựng sử dụng vật liệu xây không nung khác có độ rỗng lớn hơn 30% và vật liệu xây không nung loại nhẹ…
(Nguồn: Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28-4-2010 của Thủ tướng Chính phủ)

Trò chuyện với ông được biết không phải khi tỉnh Bắc Giang có chủ trương xoá bỏ lò gạch thủ công ông mới nảy sinh ý định này. Tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội năm 1982, sau một thời gian dài làm việc trong ngành xây dựng, ông Dinh đi lao động hợp tác tại Liên bang Nga. 16 năm lao động, học tập tại nước bạn, ông nhận thấy các công trình ở đây chủ yếu sử dụng loại gạch này. Trở về nước tiếp tục sinh sống và làm việc tại Hà Nội, nhưng với tâm nguyện được làm gì đó cho quê hương, cùng với những kiến thức, kinh nghiệm học hỏi được từ bên nước bạn đã thôi thúc ông trở về Lạng Giang đầu tư xây dựng Nhà máy. Sau một thời gian xây dựng nhà xưởng, tháng 11-2011, Nhà máy Clever chính thức đi vào hoạt động. Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ra sản phẩm là mạt đá và xi măng lò quay. Với công nghệ được nhập từ CHLB Đức, hệ thống máy móc tự động nên năng suất lao động cao gấp 3-4 lần so với sản xuất gạch thông thường. Dây chuyền sản xuất của Công ty có công suất 120.000 viên /ngày (hơn 40 triệu viên/năm), có thể giải quyết việc làm cho 100 lao động chủ yếu ở khâu vận chuyển ra kho bãi, do đó giảm được chi phí đầu tư. Hiện tại, sản phẩm chính của Nhà máy là gạch xây đặc, gạch xây 3 lỗ, gạch siêu nhẹ, gạch đặc nhẹ... với nhiều kích cỡ, khối lượng, chủng loại khác nhau tuỳ theo yêu cầu của khách hàng. Gạch Clever đã được kiểm định chất lượng tại các phòng thí nghiệm chuyên dụng, sản phẩm đạt tiêu chuẩn Việt Nam, áp dụng theo hệ thống quản lý chất lượng Quốc tế ISO 9001: 2008.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, sử dụng gạch không nung có rất nhiều ưu điểm vượt trội. Nếu dùng gạch đất nung sẽ mất rất nhiều đất canh tác, ảnh hưởng đến sản xuất lương thực; phải sử dụng một lượng than lớn để nung đốt, kèm theo đó là một lượng củi đốt rất lớn dẫn đến chặt phá rừng, mất cân bằng sinh thái; nghiêm trọng hơn nữa là khi đốt lò sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến mùa màng và sức khoẻ người dân. Nhưng khi sử dụng công nghệ gạch không nung sẽ khắc phục được những nhược điểm trên. Do bề mặt gạch phẳng, kích thước viên gạch đồng đều và lớn hơn nhiều so với gạch nung (gấp từ 2 đến 11 lần thể tích viên gạch nung), vì vậy sẽ giảm được chi phí nhân công, rút ngắn thời gian thi công. Ngoài ra lượng vữa dùng để xây tường bằng gạch không nung và trát giảm tới 2,5 lần so với gạch đất nung. Đối với những vị trí yêu cầu cường độ rất cao (300 - 400 kg/cm2) thì gạch nung không đáp ứng được. Đối với những vị trí yêu cầu cường độ thấp (chỉ mang tính chất tường ngăn) thì cho phép giảm lượng xi măng phối liệu để đảm bảo giá thành vừa phải, tránh lãng phí. Một tính năng nữa của gạch không nung là khả năng cách âm, cách nhiệt, chống thấm cao. So với gạch thủ công, gạch không nung không bị bào mòn trong mọi điều kiện thời tiết, độ cứng cao, chống thấm, chống nồm tốt phù hợp với điều kiện thời tiết nồm ẩm ở Việt Nam.

Hội thảo khoa học “Sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường của nghành xây dựng

Chiều 27/3 tại Triễn lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội, Bộ Xây Dựng phối hợp cùng Hội Vật Liệu Xây Dựng Việt Nam tổ chức thành công hội thảo với chủ đề “Sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường của nghành xây dựng trong hội nhập và phát triển”. Tới dự có đại diện các cơ quan ban nghành trong lĩnh vực xây dựng, các tập đoàn sản xuất VLXD hàng đầu trong và ngoài nước và các cơ quan thông tấn báo chí.

Nổi bật tại hội thảo là các sản phẩm gạch không nung. Tại các nước phát triển hiện nay, vật liệu không nung chiếm trên 70% sản lượng sản xuất hàng năm. Còn lại gần 30% vật liệu nung được chuyển đổi sang sản xuất chủ yếu cho vật liệu trang trí cao cấp. Trong khi đó, ở Việt Nam, hiện tại vật liệu nung đang chiếm tỷ lệ hơn 93% , còn vật liệu không nung chỉ chiếm chưa đến 7% trong tổng sản lượng gạch ngói xây. Như vậy vật liệu xây dựng không nung kém phát triển không những trong nước mà còn cách biệt quá xa so với các nước trong khu vực và thế giới. Hội thảo nêu bật vai trò của các sản phẩm VLXD mới, có tính ứng dụng cao trong thời đại ngày nay. Với xu hướng bỏ dần các vật liệu nung gây hại môi trường, nhiều loại vật liệu tiên tiến, thân thiện môi trường và gía cả hợp lí được các chuyên gia, công ty đầu nghành giới thiệu và phân tích. Đến thời điểm này, do chịu ảnh hưởng không nhỏ từ việc thị trường BĐS bị đóng băng, việc phát triển các mô hình sản xuất VLXD thân thiện môi trường gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì thế cần có một chế tài cụ thể đối với các công trình sử dụng VLXD thân thiện với môi trường cũng như các đơn vị phát triển sản xuất VLXD không nung.

Xem thêm ảnh hội thảo:

Gạch không nung Khang Minh


Trong bối cảnh nhiều DN sản xuất vật liệu xây không nung (VLXKN) phải tạm ngừng hoạt động, thậm chí đóng cửa vì không tìm được đầu ra cho sản phẩm thì gạch Khang Minh mặc dù mới có mặt trên thị trường nhưng đã tạo dựng thương hiệu và ghi dấu ấn trên nhiều công trình lớn như Splendora, Ecopark, Vincom Sài Đồng...

Gạch Khang Minh được đưa vào xây dựng ở nhiều dự án lớn.
Theo ông Đặng Việt Lê - Tổng giám đốc Cty CP Gạch Khang Minh, sự tuân thủ theo quy luật thị trường, sự mạnh dạn trong đầu tư đã mang lại thành công bước đầu cho gạch Khang Minh. Sau đây là cuộc trao đổi cùng ông Lê về vấn đề phát triển thị trường cho VLXKN.
Được biết ông đã bắt tay vào tìm hiểu về gạch không nung từ đầu năm 2010 đúng thời điểm Chính phủ ra Quyết định 567 về “Chương trình phát triển VLXKN đến năm 2020”. Liệu việc thành lập Cty sau đó có phải một quyết định “dựa” theo chính sách?
- Tôi không nghĩ việc bỏ ra hàng chục tỷ đồng để đầu tư nhà máy với gần 100 công nhân chỉ đơn thuần là hành động “ăn theo” chính sách. Đối với tôi cũng như các cổ đông khác của gạch Khang Minh, mỗi quyết định đưa ra đều dựa trên quá trình nghiên cứu thị trường thực tế và xuất phát từ quy luật cung - cầu.
Qua thời gian tìm hiểu chúng tôi nhận thấy nhu cầu xây dựng ở nước ta ngày càng cao kéo theo nhu cầu lớn về gạch xây. Nhưng nguồn cung gạch nung lại không đáp ứng đủ, đặc biệt khi đất nông nghiệp - nguyên liệu làm nên gạch nung - ngày càng khan hiếm cũng như việc sản xuất loại sản phẩm này đang bị hạn chế do gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, sớm hay muộn người tiêu dùng cũng sẽ dần chuyển hướng sang sử dụng gạch không nung.
Trong các dòng gạch không nung, gạch xi măng cốt liệu (XMCL) lại có tiềm năng phát triển hơn cả bởi ngoài việc đảm bảo chất lượng tốt, loại gạch này còn sở hữu ưu điểm về giá thành và quy trình xây dựng thông dụng. Do tận dụng được nguồn nguyên liệu đá mạt có sẵn ở các địa phương và nguồn xi măng dồi dào hiện nay, giá gạch XMCL rẻ hơn so với gạch nung đỏ truyền thống từ 15 - 20%. Loại gạch này lại sử dụng vữa xây trát thông thường, không làm thay đổi tập quán và thói quen thi công nên sản phẩm có tính phổ dụng cao.
Chính vì vậy việc đầu tư xây dựng nhà máy gạch vừa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại vừa bám sát nhu cầu thực tế của thị trường.
Những gì ông vừa nhắc đến là ưu điểm chung của gạch không nung XMCL. Vậy đâu là sự khác biệt tạo nên lợi thế cạnh tranh của gạch Khang Minh?
- Như đã nói, gạch Khang Minh luôn lấy thị trường làm “gốc” để từ đó đề ra mọi chiến lược hành động cho mình. Chúng tôi đứng ở vị trí của người tiêu dùng để tìm hiểu xem họ mong muốn điều gì và từ đó nhận ra, ngoài yếu tố chất lượng, tất cả khách hàng đều quan tâm đến giá cả cũng như mẫu mã sản phẩm. Vì vậy Cty chọn cách đa dạng hóa sản phẩm và đưa đến cho người sử dụng sản phẩm có giá thành tốt nhất để tạo nên sự khác biệt, lợi thế cạnh tranh cho DN.
Để làm được điều này, Cty đã vượt qua cái bẫy đầu tư nhỏ lẻ theo góc độ an toàn tài chính để có sự đầu tư hợp lý. Hiện tại, gạch Khang Minh đang sở hữu nhà máy rộng hơn 4ha, công suất lên tới 155 viên QTC/năm. Ngoài ra, Cty còn sản xuất 8 mẫu gạch với nhiều kích thước và tính ứng dụng khác nhau từ gạch đặc cường độ cao để xây các kết cấu chịu lực, hạ tầng, nền móng đến các loại gạch lỗ rỗng có tính cách âm, cách nhiệt tốt dùng trong các chung cư cao tầng.
Qua hơn 2 năm đi vào hoạt động chính thức, có thể nói những thành quả gạch Khang Minh gặt hái được ngày hôm nay chính là nhờ hiệu quả đầu tư quy mô ngay từ ban đầu.
Trong điều kiện hiện nay, thị trường BĐS đang bị ngưng trệ, việc tiêu thụ các loại VLXD gặp nhiều khó khăn. Gạch Khang Minh xác định vượt qua chặng đường này như thế nào? Cty có chiến lược gì về thị trường để tiêu thụ sản phẩm?
- Tôi cho rằng, DN nào vượt qua được những thời điểm thử thách như thế này sẽ chứng minh được sức bền của mình. Với gạch không nung XMCL tôi có niềm tin rằng sản phẩm vẫn tiêu thụ được tốt bởi càng trong những lúc khó khăn, chủ đầu tư cũng như nhà thầu sẽ tìm đến những vật liệu giá cả hợp lý mà vẫn bảo đảm chất lượng cũng như tính thông dụng. Qua thời gian thâm nhập thị trường gạch Khang Minh đã chứng minh được ưu điểm của mình, tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường nên trong thời gian tới sản phẩm vẫn phát triển tốt, duy trì doanh số cao.
Hiện tại, gạch không nung XMCL đã được các chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng các dự án lớn đón nhận. Tuy nhiên, đối tượng khách hàng là những hộ dân nhỏ lẻ vẫn chưa hiểu biết nhiều về sản phẩm này và thường nhầm lẫn gạch XMCL với gạch nhẹ. Vì vậy, song song với các hoạt động sản xuất, Cty đang đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm và thương hiệu gạch Khang Minh trên thị trường, tạo vị trí nhất định trong thị trường VLXD. Liên tục trong các kỳ hội chợ Vietbuild 2011&2012, gạch Khang Minh đã tham gia trưng bày, giới thiệu gạch không nung XMCL, bước đầu giúp người dân tiếp cận gần hơn với dòng sản phẩm ưu việt này...
Xin cảm ơn ông.

Vật liệu xây Dựng ngày càng xanh

 
Sản phẩm mới - công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường luôn được Nhà nước khuyến khích để các DN nghiên cứu sản xuất đáp ứng nhu cầu xây dựng và nhà ở đô thị hiện nay, nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường trong quá trình xây dựng. Chính vì thế, nhiều sản phẩm vật liệu xanh đã ra đời thể hiện ưu điểm vượt trội, giá cả hợp lý… luôn được khách hàng ưu tiên đón nhận.


Từ vật liệu xây
Ngay trên các cửa hàng VLXD hay tại một số triển lãm lớn như triển lãm Vietbuild, những gian hàng trưng bày “vật liệu xanh” luôn trở thành điểm nhấn và thu hút đông đảo lượng khách tham quan. Từ các loại cửa tiết kiệm năng lượng đến sơn thân thiện với môi trường cùng vật liệu ngói, gạch làm từ những nguyên liệu phế thải công nghiệp bằng công nghệ mới… được các chủ đầu tư lớn và nhiều người dân quan tâm cho công trình của mình. Một trong các dòng “sản phẩm xanh” trên thị trường hiện nay được khách hàng quan tâm là gạch không nung. Tại triển lãm Vietbuild, ông Long- chủ đầu tư cho một công trình xây dựng ở Hà Nội quan tâm rất kỹ gian hàng gạch bê tông khí chưng áp của Cty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại An Thái. Ông cho biết: “Gạch bê tông khí chưng áp (AAC) đã được nhiều công trình sử dụng bởi nó có nhiều tính năng cách âm, cách nhiệt, thân thiện môi trường… Bởi vậy, tôi muốn tìm hiểu thật kỹ về sản phẩm này để sử dụng cho công trình của mình. Hướng đến sử dụng sản phẩm xanh như gạch AAC là điều tất yếu thôi, khi mà nó vừa tốt lại vừa thân thiện cho cuộc sống của mỗi người dân”.
Lý giải về điều này, TS Trần Văn Huynh - Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam cho biết, cuối tháng 3 - đầu tháng 4 là thời gian bước vào thời kỳ cao điểm của mùa xây dựng, nên nhu cầu về các loại vật liệu xây thô tăng cao. Nhà nước chủ trương xóa bỏ lò gạch nung thủ công, khuyến khích sử dụng vật liệu xây không nung, trong đó gạch xi măng cốt liệu chiếm chủ đạo, nên việc người tiêu dùng tìm hiểu loại sản phẩm mới này là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Bên cạnh các loại gạch không nung, sản phẩm vữa khô trộn sẵn cũng được người tiêu dùng quan tâm đặc biệt bởi tính năng ưu việt của nó. Vữa khô trộn sẵn có thành phần chính là cát xây dựng sàng sạch, sấy khô; xi măng poóc lăng kết hợp với phụ gia chống thấm được sản xuất theo tiêu chuẩn TCVN 4311:2003. Nhân viên bán hàng vữa Mova là một trong những thương hiệu hàng đầu Việt Nam về loại vật liệu vữa trộn sẵn cho biết: So với vữa trộn thông thường, vữa khô trộn sẵn không còn tạp chất và được sấy khô trước khi đưa vào sản xuất, bề mặt trát bằng vữa khô trộn sẵn phẳng hơn. Khi sử dụng vữa khô trộn sẵn chỉ cần trộn hỗn hợp vữa trộn sẵn với lượng nước sạch đúng theo quy định hướng dẫn trên từng loại sản phẩm cụ thể. Sản phẩm vữa khô không gây hại cho môi trường, tiện lợi và dễ sử dụng, đặc biệt là đối với những công trình cao tầng. Với vữa khô trộn sẵn, nhà đầu tư sẽ tiết kiệm được 1/3 chi phí vật liệu so với vữa truyền thống và rút ngắn được 1/4 thời gian thi công, sớm đưa công trình vào sử dụng.

Đến vật liệu hoàn thiện

Vật liệu cách âm, cách nhiệt mới cũng là một trong những vật liệu xanh tiêu biểu được thị trường VLXD đón nhận. Khí hậu đặc trưng của Việt Nam là nhiệt đới gió mùa với độ ẩm không khí cao, thường xuyên có hiện tượng nồm ẩm, nên các nhà sản xuất đã nghiên cứu ra nhiều sản phẩm vật liệu cách nhiệt dựa trên nguyên lý khoa học về nhiệt bức xạ, ứng dụng đặc tính của màng nhôm để ngăn cản nhiệt bức xạ. Màng nhôm có độ phản xạ là 97% trong khi đó độ phát xạ chỉ 3%. Do vậy, màng nhôm được sử dụng để chế tạo các vật liệu cách nhiệt phản xạ, mang lại hiệu quả cao hơn so với các phương thức truyền thống. Sản phẩm vật liệu cách nhiệt, cách âm chỉ chiếm 2% tổng giá trị đầu tư công trình song hiệu quả tiết kiệm năng lượng lâu dài khi sử dụng sản phẩm này là không thể tính đến. Một số đơn vị đi đầu trong sản xuất loại vật liệu này là: Cty XNK & Đầu tư Cát Tường, Cty CP Công nghiệp Vĩnh Tường…

Bên cạnh đó, cửa nhựa lõi thép, vách nhôm kính tiết kiệm năng lượng cho các công trình cao tầng tại Việt Nam, các loại sơn thân thiện môi trường, sàn gỗ công nghiệp, ngói lợp làm từ vỏ trấu kết hợp với nhựa PP… cũng được các DN ứng dụng và sản xuất phục vụ nhu cầu thị trường.
Còn những khó khăn
Có thể thấy, vật liệu xanh thân thiện với môi trường luôn được các nhà sản xuất ưu tiên nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới để tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, không phải bất kỳ một sản phẩm mới và thân thiện với môi trường nào cũng được sử dụng đại trà. Theo như nhận định của một số chuyên gia trong lĩnh vực VLXD thì thấy rằng: Vật liệu như cửa nhựa lõi thép của một số Cty như Erowindow; Queenwindow; Artwindow… hay sàn gỗ nhân tạo thì được người sử dụng đón nhận ngay khi ra đời vì giá cả hợp lý, chất lượng tốt, tính năng cao và do sản phẩm từ gỗ ngày một khan hiếm. Nhưng, bên cạnh đó, những sản phẩm như gạch không nung lại khó được người tiêu dùng đón nhận rộng rãi vì vẫn còn sản phẩm thay thế là gạch nung. Hơn nữa, do ảnh hưởng của thị trường BĐS ảm đạm, nên nhu cầu sử dụng các sản phẩm VLXD phục vụ cho công trình là không lớn, cũng ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và kinh doanh của dòng sản phẩm mới thân thiện với môi trường này… DN luôn biết vượt khó và luôn làm mới sản phẩm của mình vì nhu cầu của khách hàng. Bởi vậy, ngoài việc thông thái lựa chọn cho mình sản phẩm hữu ích trong công trình xây dựng, người tiêu dùng cũng cần hưởng ứng sử dụng sản phẩm xanh cho một cuộc sống tốt hơn, tiết kiệm năng lượng hơn.